logo-cityproperty

Kinh nghiệm mua nhà vi bằng cần biết để giảm thiểu các rủi ro

Mua nhà vi bằng là hình thức giao dịch nhà đất không quá phổ biến tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt, nếu không hiểu rõ về nó sẽ khiến bạn đối diện với nhiều rủi ro trong quá trình giao dịch.

Trong bài viết này, City Property sẽ chia sẻ những kinh nghiệm mua nhà vi bằng. Hãy cùng tham khảo và ghi chép lại để sử dụng cho bản thân sau này.

Mua bán nhà đất thông qua vi bằng là gì?

kinh nghiệm mua nhà vi bằng
Kinh nghiệm mua nhà vi bằng là kiến thức tối thiểu khi đi mua nhà

Giao dịch mua bán nhà đất thông qua vi bằng là hình thức chưa được quy định trong pháp luật. Trong thời gian trở lại đây, hình thức này đang được sử dụng vô cùng phổ biến và thể hiện nhiều ưu nhược điểm. Vậy vi bằng là gì?

Theo Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì vi bằng được quy định là văn bản ghi nhận mọi sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Vì thế, các bạn có thể hiểu đơn giản vi bằng chính là văn bản tổng hợp hình ảnh, đoạn phim hoặc âm thanh kèm theo nếu cần thiết. Đối với hình thức giao dịch bất động sản thì vi bằng thường được sử dụng trong hoạt động giao tiền, giấy tờ giữa đôi bên. Đồng thời giấy tờ phải được pháp luật công nhận theo đúng quy định.

Xem thêm: Mua nhà hay thuê nhà ? Người linh hoạt sẽ chọn cái nào?

Có nên mua nhà đất bằng vi bằng hay không?

kinh nghiệm mua nhà vi bằng
Kinh nghiệm mua nhà vi bằng sẽ giúp quý khách có lựa chọn giao dịch bằng phương thức này

Trên thực tế, dựa trên Luật Đất đai, Luật Công chứng, Luật Dân sự thì việc chuyển nhượng đất đai phải tiến hành công chứng hợp đồng. Tuy nhiên, nếu bạn mua nhà đất bằng vi bằng sẽ có sự chứng kiến của Thừa phát lại nên không đúng với quy định.

 Chính vì thế, nếu bạn quyết định mua bất động sản nhà đất bằng hình thức này thì cần cân nhắc kỹ. Sở dĩ hình thức chuyển nhượng thông qua vi bằng tiềm tàng nhiều rủi ro trong quá trình giao dịch.

Hơn thế nữa, mua nhà bằng cách lập vi bằng sẽ không có giá trị pháp lý. Thế nên nếu có tranh chấp xảy ra sẽ vô cùng rắc rối và có thể khiến bạn mất trắng toàn bộ tài sản.

Thực tế quy định của pháp luật với Thừa phát lại không gồm công chứng hợp đồng và Thừa phát lại theo quy định của pháp luật gồm 3 vấn đề sau:

Tống đạt theo yêu cầu của Tòa Án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

Tiến hành lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Kiểm tra điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án của Tòa án dựa trên yêu cầu đương sự. Quyết định thực hiện do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đưa ra.

Tóm lại, mua bán nhà đất thông qua vi bằng không được nhà nước trao quyền công chứng giấy tờ. Thế nên hoạt động giao dịch theo hình thức này hoàn toàn không đúng với quy định của pháp luật. Nếu áp dụng hình thức này thì nên tham khảo thêm những kinh nghiệm mua nhà vi bằng để hạn chế rủi ro.

Xem thêm: 5 bí kíp thuê đất xây nhà trọ thành công

Kinh nghiệm mua nhà vi bằng

kinh nghiệm mua nhà vi bằng
Bỏ túi nhanh Kinh nghiệm mua nhà vi bằng

Trang bị cho mình kinh nghiệm mua nhà vi bằng sẽ giúp các bạn hạn chế tối đa rủi ro khi giao dịch. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích tiến hành giao dịch theo hình thức này vì ẩn chứa rất nhiều rủi ro.

Dưới đây là một số kinh nghiệm mà bạn có thể tham khảo:

Hiểu rõ về tính hợp pháp của tài liệu

Kinh nghiệm mua nhà vi bằng đầu tiên mà City Property muốn chia sẻ đó là hiểu về tính hợp pháp của tài liệu. Các bạn nên nhớ rằng vi bằng chỉ thừa phát lại hành động đã giao tiền, giấy tờ chứ chưa công nhận về quyền sử dụng cho tài sản đó.

Theo yêu cầu của pháp luật thì để giao dịch được coi là hợp pháp đòi hỏi giấy tờ cần được công chứng. Do đó, các bạn cần hết sức lưu ý khi lựa chọn hình thức mua bán nhà đất thông qua vi bằng.

Thừa không ghi nhận giao dịch bất động sản

Thêm vào đó, các bạn cũng cần nhớ rằng Văn phòng Thừa chỉ ghi nhận hành động giao tiền và giấy tờ liên quan. Ngoài ra, Thừa không hề có chức năng ghi nhận phát sinh giao dịch bất động sản.

Do vậy, vi bằng chỉ mang tính bằng chứng chứ chưa hề xác nhận sang tên đổi chủ với tài sản. Vì thế, nếu các bạn mua nhà với mục đích cho thuê hoặc bán lại kiếm lời thì tuyệt đối không mua nhà thông qua vi bằng.

Thời hạn đăng ký

Hơn nữa, khi giao dịch các bạn cũng cần quan tâm tới thời hạn đăng ký lập vi bằng. Thời gian tối đa để đăng ký khi nhận được giấy phép của Cơ quan tư pháp là 2 ngày làm việc.

Hiểu rõ về quy trình thủ tục cần thiết

Để hạn chế tối đa rủi ro khi giao dịch nhà đất thông qua vi bằng thì các bạn cần nắm chắc về quy trình thủ tục giao dịch. Trong đó cụ thể, vi bằng sẽ cần được lập thành 3 bản chính để lưu tại Sở Tư pháp và giao cho đôi bên cất giữ.

Cùng với đó, quy trình thực hiện cần được tiến hành theo đúng trình tự các bước được quy định. Nhờ đó, sẽ giúp quá trình giao dịch được ghi nhận rõ ràng và là bằng chứng để tránh khỏi rủi ro sau này.

Không thể “công chứng vi bằng”

Có thể bạn đã đọc được không ít khái niệm như là “công chứng vi bằng”, “công chứng Thừa Phát Lại”. Đây đều là chiêu trò để kẻ gian lợi dụng rồi tiến hành lừa đảo khách hàng.

Theo quy định của pháp luật thì Nhà nước không trao quyền công chứng đối với Văn phòng Thừa. Vì vậy, việc công chứng vi bằng là hành động hoàn toàn trái pháp luật.

Xem thêm: Các rủi ro trong giao dịch bất động sản

Câu hỏi thường gặp khi mua nhà vi bằng

kinh nghiệm mua nhà vi bằng

Mặc dù tiềm tàng nhiều rủi ro nhưng vẫn không ít khách hàng lựa chọn hình thức mua nhà thông qua vi bằng. Sau đây là lời giải đáp cho những câu hỏi phổ biến nhất.

Mua nhà đất thông qua vi bằng có giá trị pháp lý hay không?

Như đã đề cập, vi bằng là văn bản được lập bởi tổ chức Thừa phát lại và có thể có hình ảnh hoặc âm thanh kèm theo. Tuy nhiên, vi bằng không thể thay thế cho các văn bản công chứng, văn bản hành chính nên không có giá trị pháp lý.

Nếu có tranh chấp xảy ra thì vi bằng chỉ đóng vai trò làm chứng cứ xác thức về hành động giao tiền và giấy tờ liên quan đến căn nhà mà không hề xác nhận đã có giao dịch mua bán nhà diễn ra.

Trong khi đó, theo quy định của pháp luật thì để giao dịch mua bán nhà đất được coi là hợp pháp thì cần được công chứng. Chính vì thế, mua nhà đất thông qua vi bằng không hề có giá trị pháp lý.

Trường hợp nên lập vi bằng khi mua bán nhà đất

Hình thức mua nhà thông qua vi bằng không được khuyến khích áp dụng vì không có tính pháp lý. Tuy vậy, giao dịch vẫn có thể thực hiện trong một vài trường hợp sau:

Một trong các bên tham gia yêu cầu công nhận giao dịch.

Mua bán nhà đất thông qua vi bằng được ghi nhận bằng văn bản.

Một hoặc hai bên đã hoàn thành 2/3 nghĩa vụ mà giao dịch yêu cầu.

Rủi ro cần tránh khi mua bán nhà đất thông qua vi bằng

Khi bạn biết rõ về kinh nghiệm mua nhà vi bằng sẽ giúp tránh được các rủi ro trong quá trình giao dịch. Cụ thể, những rủi ro phổ biến nhất đối với hình thức giao dịch này là:

Gặp khó khăn khi xây cất, thế chấp, chuyển nhượng nhà đất vì vi bằng không chứng minh quyền sử dụng đất của bạn.

Khó khăn về thủ tục pháp lý nếu phát sinh các dịch vụ khác trong quá trình sử dụng.

Rủi ro về tranh chấp nếu đã thế chấp với ngân hàng khiến xảy ra vô vàn rắc rối.

kinh nghiệm mua nhà vi bằng
Để tránh rủi ro thì bài viết về Kinh nghiệm mua nhà vi bằng sẽ giúp ích cho quý khách

Qua bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ kinh nghiệm mua nhà vi bằng. Trong những bài viết ở kỳ sau City Property sẽ cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích, đừng bỏ lỡ.

Xem thêm một số bài viết khác:

4.6/5 - (33 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Vincom Mega Mall Grand Park – Trải nghiệm mua sắm và giải trí đỉnh cao

Xem mệnh phong thủy theo năm sinh

Quả Cầu Phong Thủy

Phong thủy bàn thờ – Hướng dẫn chi tiết

Kích thước cửa phong thủy cho nhà mới

Phong Thủy Nhà Bếp – Tạo Sự May Mắn và Sức Khỏe Cho Gia Đình

All in one
Liên hệ