logo-cityproperty

Thông tin quy hoạch đường vành đai 2 thủ đức

Đường Vành đai 2 là cung đường được Thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch vào năm 2007 với số vốn đầu tư cho toàn bộ tuyến đường là 12.540 tỷ đồng, đường vành đai 2 Thủ Đức được đánh giá là dự án rất quan trọng cho giao thông giữa khu vực ngoại vi bao quanh thành phố Hồ Chí Minh.

đường vành đai 2 thủ đức

1. THÔNG TIN DỰ ÁN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2 TPHCM

Dự án Vành đai 2 TPHCM có chiều dài hơn 64 km và quy mô dự án đường Vành Đai 2 Thủ Đức gồm có 6 đến 10 làn xe. Dự án Vành Đai 2 TPHCM kết nối vành đai ngoại thành từ đại lộ Nguyễn Văn Linh qua nút giao Mỹ Thủy (quận 2 cũ) đi qua cầu Phú Hữu Quận 9 cũ, kết nối với tuyến Phạm Văn Đồng, xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1A đoạn đường đi qua quận Thủ Đức.

Dự án Vành Đai 2 TPHCM được chia thành 4 phân đoạn cụ thể gồm có:

  • Đoạn 1 đường Vành Đai 2 Thủ Đức: đoạn này kết nối từ bờ cầu Rạch Chiếc trên vành đai phía Đông là cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội, bao gồm ngã tư Bình Thái dài 3,82 km được nằm trên địa phận Quận Thủ Đức và Quận 9.
  • Đoạn 2 dự án Vành đai 2 TPHCM: đoạn 2 được kết nối từ ngã tư Bình Thái cho đến đường Phạm Văn Đồng có độ dài là 1.99 km, được tạo lạc trên địa phận quận Thủ Đức.
  • Đoạn 3: cung đường Vành Đai 2 Thủ Đức này kết nối từ đường Phạm Văn Đồng cho đến Gò Dưa, tọa lạc trên quốc lộ 1A có độ dài là 2,75 km và đoạn 3 đường vành đai 2 Thủ Đức vẫn thuộc địa phận quận Thủ Đức.
  • Đoạn 4 là đoạn dài nhất của dự án Vành Đai 2 TPHCM: đoạn này kết nối từ ngã ba An Lập trên Quốc lộ 1A cho đến đường Nguyễn Văn Linh, độ dài đoạn này là 5,3 km và đi qua địa phận các quận: Bình Tân, huyện Bình Chánh và Quận 8.

Hiện nay, đường Vành Đai 2 Thủ Đức đang được Sở GTVT tập trung đầu tư vào dự án khép kín này.

đường vành đai 2 thủ đức

-> Tìm hiểu thêm: Quy hoạch khu công nghệ cao Thủ Đức

2. TIẾN ĐỘ THI CÔNG DỰ ÁN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2

Về tiến độ thi công của dự án thì vào tháng 12 năm 2015, UBND TP.HCM đã tổ chức lễ động thổ xây dựng dự án vành đai 2 TPHCM giai đoạn 1 – trên tuyến đường dài hơn 2,7km kết nối giữa đường Phạm Văn Đồng với nút giao thông Gò Dưa (quốc lộ 1A). Dự án vành đai 2 được thực hiện dựa trên hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao).

Trong quá trình thực hiện giai đoạn 1, tổng số vốn đầu tư là 1.135 tỷ đồng về chi phí giải phóng mặt bằng và được tách thành một dự án riêng do Quận Thủ Đức tổ chức thực hiện xây dựng dự án với hơn 1.800 tỷ đồng.

Đoạn tuyến này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện mạng lưới giao thông của thành phố, đồng thời giúp giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, tạo điều kiện thu hút và kêu gọi đầu tư xây dựng vào Thủ Đức.

Hiện tại, đến tháng 6 năm 2020, dự án đường vành đai 2 Thủ Đức đã đầu tư xây dựng được hơn 54km đường, với bề rộng trung bình 35m. Ngoài tuyến đại lộ Nguyễn Văn Linh đã được đưa vào hoạt động và quốc lộ 1A đang được khai thác thì 11km đoạn còn lại được chia làm 4 đoạn vẫn chưa được xây xong và chưa được khép kín.

Trong số đó, đoạn 1 (từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội), đoạn 2 (từ xa lộ Hà Nội đến đường Phạm Văn Đồng) và đoạn 4 (từ đường Nguyễn Văn Linh đến quốc lộ 1A) đang trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ để được chấp thuận thông qua chủ đầu tư công cho dự án.

Đoạn 3 của dự án Đường Vành đai 2 Thủ Đức, từ đường Phạm Văn Đồng đến ngã tư thông cầu vượt Gò Dưa (quận Thủ Đức), đã được triển khai thi công từ năm 2017 với tổng vốn đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng, bao gồm cả chi phí giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn đang tạm ngưng.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ của dự án Đường Vành đai 2 Thủ Đức, Chủ tịch HĐND Thành phố – bà Nguyễn Thị Lệ – đã thông báo rằng dự án sẽ được thực hiện theo hình thức xây dựng chuyển giao (BT). Theo đó, nhà đầu tư sẽ đóng góp số vốn lớn và theo nguyên tắc của phương thức BT, chính quyền phải cung cấp đất cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc bồi thường và giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, dẫn đến kéo dài tiến độ dự án đường Vành Đai 2 Thủ Đức.

Vì thế, các sở, ngành cần báo cáo UBND Thành phố kịp thời để tháo gỡ các nút thắt về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đồng thời, quận Thủ Đức đang nỗ lực mạnh mẽ để thuyết phục cư dân thực hiện việc di dời nhằm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư tiến hành thi công dự án. Qua việc này, quận hy vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình triển khai của dự án.

Trong năm nay, nhiệm vụ quan trọng nhất là hoàn thành các công tác giải phóng và hoàn tất các thủ tục thanh toán quỹ đất BT cho các nhà đầu tư, đồng thời thúc đẩy tiến độ xây dựng giai đoạn 1 hoàn thành.

-> Tìm hiểu thêm: Cho Thuê Chung Cư Thủ Đức Giá Tốt

3. KHÉP KÍN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2 TRONG GIAI ĐOẠN 2022-2023

Để khép kín đường vành đai 2 Thủ Đức, TP.HCM cần đầu tư 3 đoạn còn lại gồm: 

Đoạn từ ngã 3 An Lập (quận Bình Tân) đến đường Nguyễn Văn Linh thuộc huyện Nhà Bè và có chiều dài là khoảng 5,3km.

Và 2 đoạn còn lại nằm ở phía Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, gồm đoạn từ cầu Phú Hữu Quận 9 cho đến xa lộ Hà Nội và có đội dài khoảng 3,8km, đoạn tiếp đến là từ khu vực nút giao Bình Thái trên đường xa lộ Hà Nội cho đến cung đường Phạm Văn Đồng thuộc địa phận Quận Thủ Đức và có chiều dài khoảng 2km.

Hai đoạn này đang được viết trong báo cáo nghiên cứu khả thi, nhằm phê duyệt phương án bồi thường và giải phóng mặt bằng, dự kiến thi công vào năm 2020. Được sở GTVT Thành Phố cho biết đề xuất của dự án đường vành đai 2 Thủ Đức đã được phê duyệt vào cuối năm 2016 và hồ sơ thiết kế cơ sở cũng đã được thẩm định. 

Cũng theo Sở GTVT Thành phố, các đoạn thuộc tuyến đường Vành đai 2 Thủ Đức được nêu trên thì sẽ được UBND Thành phố đưa vào danh sách các dự án mời gọi vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và trong đó có các hình thức như: BOT, BT,…

Còn đối với 2 đoạn nằm ở phía Đông Bắc, thì được sở GTVT thành phố sẽ tham mưu và kiến nghị UBND Thành phố bố trí nguồn vốn đầu tư ngân sách để thực hiện công tác bồi thường cùng với giải phóng mặt bằng đều đã được chấp thuận.

Đoạn đường từ ngã ba An Lập cho đến đường Nguyễn Văn Linh, thành phố đang chủ trương dùng ngân sách hơn 4.200 tỷ đồng để bồi thường và giải phóng mặt bằng, đồng thời doanh nghiệp sẽ đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng để làm cầu và đường cho đoạn đường vành đai 2 Thủ Đức này. 

Đường vành đai 2 Thủ Đức được hy vọng sẽ khép kín trong khoảng thời gian dự kiến là 2022 – 2023, với tổng số vốn đầu tư của các 3 đoạn còn lại là khoảng hơn 10.000 tỷ đồng.

đường vành đai 2 thủ đức

Xem thêm: 5 bí quyết đầu tư bất động sản khôn ngoan mới nhất

4. Vành đai 2 chỉ còn 14km nữa

Đối với nhiều người dân khi nói về dự án đường Vành Đai 2 Thủ Đức có đội dài hơn 64 km thì họ rất kỳ vọng là tuyến đường này sẽ giải quyết ùn tắc và thúc đẩy liên kết giữa các vùng để phát triển kinh tế – xã hội.

Không những thế, đây cũng là tiền đề để hoàn thiện cơ sở hạ tầng Thành Phố Thủ Đức. Từ đó, tạo đô thị thông minh và thu hút được nhiều nhà đầu tư, tuy nhiên tuyến đường Vành Đai 2 Thủ Đức vẫn còn tới 14km chưa được xây dựng xong. 

Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia giao thông trong cuộc trao đổi với báo Tuổi Trẻ, các tuyến đường Vành đai 2 Thủ Đức, Vành đai 3, Vành đai 4… đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông và hoàn thiện mạng lưới giao thông liên vùng.

Do đó, việc trễ tiến độ hoàn thiện tuyến đường Vành đai 2 Thủ Đức sẽ gây ra nhiều hệ lụy lớn. Trước tiên, việc chậm trễ hoàn thiện đường xá trong nội đô TP.HCM gây khó khăn cho người dân khi di chuyển. Ngoài ra, việc có nhiều đoạn và hạng mục thi công dang dở và không sử dụng được cũng là một lãng phí lớn.

Căn cứ vào thực tế, chuyên gia đã cho rằng các đơn vị cần phải lên phương án sớm khép kín tuyến đường vành đai 2 Thủ Đức nhằm phát huy hiệu quảng mạng lưới giao thông nội ngoại thành.

Liên hệ CITY PROPERTY

Đọc thêm:

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Chào mừng Highlands Coffee GateWay Thảo Điền

Heo Salon Saigon nhà hàng BBQ Hàn Quốc

Golden Bay Nha Trang hồi sinh – Tiềm năng phát triển lớn

Emart Sala Thủ Thiêm khai trương

Thông tin về giá thuê sân golf và các dịch vụ tại sân golf Him Lam

Chủ đầu tư Sunwah Pearl

All in one
Liên hệ