1. Định nghĩa về sàn giao dịch bất động sản?
Ngày nay nhu cầu về mua bán bất động sản của người dân ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, để tìm một bất động sản tốt, ưng ý đang gặp phải nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân chính là thị trường bất động sản đang hoạt động vô cùng sôi động với nhiều dự án mới xuất hiện liên tục. Bên cạnh đó, người mua tìm hiểu nhiều thông tin bất động sản rồi so sánh, đánh giá và lựa chọn một cách chắc chắn.
Chính vì những lý do trên đã tạo tiền đề mở ra một sàn giao dịch bất động sản. Nơi cung cấp môi trường cho người bán và người mua gặp gỡ, trao đổi thông tin với nhau.
Theo pháp luật nước ta quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật kinh doanh BĐS 2014, sàn giao dịch bất động sản được xem là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại bất động sản.
-> Xem thêm về: 10 loại hình bất động sản phổ biến nhất tại Việt Nam đầy đủ
2. Điều kiện thành lập sàn giao dịch bất động sản
Cần tuân thủ các điều kiện theo quy định Điều 69 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 như sau để thành lập sàn giao dịch bất động sản:
- Để kinh doanh sàn giao dịch bất động cần phải thành lập doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất hai người có được chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Người quản lý, điều hành sàn giao dịch BĐS cũng cần có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
- Sàn giao dịch bất động sản phải có quy chế hoạt động, có tên, địa chỉ, cơ sở vật chất và kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu hoạt động được quy định.
Nội dung hoạt động của sàn giao dịch bất động sản theo Điều 70 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định rõ:
- Sàn giao dịch BĐS thực hiện việc giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê và cho thuê lại bất động sản.
- Sàn giao dịch BĐS tổ chức việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại và cho thuê mua bất động sản. Đồng thời, sàn cũng giới thiệu, niêm yết, cung cấp công khai thông tin về bất động sản cho các bên tham gia có nhu cầu giao dịch; kiểm tra các giấy tờ liên quan BĐS đảm bảo đủ điều kiện được giao dịch; làm trung gian cho các bên trao đổi, ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại và cho thuê mua bất động sản.
Mô hình tổ chức của sàn giao dịch bất động sản được quy định tại Điều 25 Thông tư 11/2015/TT-BXD chi tiết như sau:
- Sàn giao dịch bất động sản có thể là một doanh nghiệp độc lập hoặc một doanh nghiệp. Mọi hoạt động của sàn giao dịch phải chịu sự chỉ đạo và quản lý của doanh nghiệp chủ quản. Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp và người quản lý điều hành sàn giao dịch BĐS phải chịu trách nhiệm các hoạt động trên sàn giao dịch.
- Người quản lý điều hành sàn được bổ nhiệm bởi người đại diện pháp luật của doanh nghiệp và được ủy quyền để quản lý và điều hành hoạt động của sàn giao dịch bất động sản. Người này phải chịu trách nhiệm trước người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và trước pháp luật liên quan đến về hoạt động sàn giao dịch BĐS.
- Cơ cấu tổ chức sàn giao dịch BĐS có cơ cấu tổ chức bao gồm người quản lý điều hành sàn (Giám đốc sàn) và các bộ phận chuyên môn phù hợp với quy mô và phạm vi hoạt động của sàn.
Như vậy, để thành lập thành lập một sàn giao dịch bất động sản, anh/chị cần đảm bảo rằng công ty đã được thành lập và có ít nhất hai người sở hữu chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản…
-> Xem thêm về: 3 bài học đầu tư bất động sản lãi ổn định bền vững với tỷ phú Warren Buffett
3. Những hoạt động của sàn giao dịch bất động sản
Những hoạt động của sàn giao dịch bất động sản được phép thực hiện theo quy định cụ thể tại Điều 70 Luật kinh doanh bất động sản 2014, bao gồm:
- Tiến hành các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
- Tổ chức mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại bất động sản. Sàn cũng cung cấp các thông tin về bất động sản, niêm yết giá cho các bên có nhu cầu tham gia giao dịch. Sàn còn kiểm tra giấy tờ về bất động sản để đảm bảo đủ điều kiện được giao dịch. Sàn còn có vai trò làm trung gian cho các bên trao đổi và ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê lại.
Xem thêm: 5 bí quyết đầu tư bất động sản khôn ngoan mới nhất
4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản
Sau khi sàn được thành lập, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS có các quyền của mình và nghĩa vụ như sau.
Theo quy định tại Điều 71, Điều 72 Luật kinh doanh bất động sản:
4.1 Các quyền của sàn giao dịch BĐS:
Các quyền của sàn giao dịch bất động sản bao gồm như sau:
- Được quyền yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, thông tin liên quan bất động sản sắp được đưa lên sàn giao dịch;
- Không đưa các bất động sản không đủ điều kiện vào kinh doanh lên sàn giao dịch bất động sản;
- Được thu phí dịch vụ của khách hàng khi đưa bất động sản lên sàn;
- Được yêu cầu khách hàng bồi thường thiệt hại do các lỗi khách hàng gây ra;
- Những quyền khác có trong hợp đồng.
4.2 Các nghĩa vụ của sàn giao dịch BĐS:
Đi kèm với các quyền trên, sàn cũng phải thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo quy định pháp luật. Gồm:
- Thực hiện báo cáo theo quy định, chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thực hiện nghĩa vụ Thuế đối với Nhà nước theo quy định pháp luật;
- Bảo đảm những bất động sản được đưa lên sàn phải có đủ điều kiện được giao dịch;
- Đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật và điều kiện hoạt động của sàn giao dịch bất động sản;
- Cung cấp đầy đủ thông tin, trung thực hồ sơ về bất động sản và chịu trách nhiệm về thông tin, hồ sơ do mình cung cấp;
- Bồi thường thiệt hại do các lỗi mà mình gây ra;
- Những nghĩa vụ khác có trong hợp đồng.
Xem thêm: Cách thương lượng giá khi mua bất động sản mới nhất
5. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân tham gia sàn giao dịch bất động sản
Ngoài doanh nghiệp kinh doanh sàn giao dịch bất động sản, các bên tham gia sàn cũng có các quyền và nghĩa vụ.
Theo quy định Điều 73 Luật kinh doanh bất động sản 2014:
5.1 Về quyền
Tổ chức, cá nhân khi tham gia sàn giao dịch bất động sản có các quyền dưới đây:
- Được quyền yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cung cấp hồ sơ, thông tin liên quan sản phẩm bất động sản;
- Được quyền yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh sàn giao dịch bất động sản bồi thường thiệt hại do lỗi doanh nghiệp gây ra;
- Ký hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS để mua bán, chuyển nhượng, cho thuê bất động sản;
- Những quyền khác có trong hợp đồng.
5.2 Về nghĩa vụ
Các nghĩa vụ mà bên tham gia cần thực hiện:
- Thực hiện theo quy chế hoạt động của sàn giao dịch BĐS;
- Trả phí dịch vụ cho bên kinh doanh sàn giao dịch BĐS;
- Bồi thường thiệt hại do các lỗi mình gây ra;
- Những nghĩa vụ khác có trong hợp đồng.
Vây là CitiProperty đã chia sẻ bài viết “Những điều cần biết về sàn giao dịch bất động sản”, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với những bạn đang tìm hiểu về sàn giao dịch bất động sản.
Thông tin liên hệ CITY PROPERTY
- Địa chỉ tại: 90 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
- Zalo: 0902381966
- Hotline: 0931 10 11 12 – 090 238 1966
Xem thêm:
- Kinh nghiệm đầu tư shophouse của chuyên gia BĐS
- 10 loại hình bất động sản phổ biến nhất tại Việt Nam
- Đầu tư đất nền – 4 nguyên tắc đầu tư có lãi hiệu quả nhất
- Các kênh đầu tư bất động sản tiềm năng nhất đáng để bạn quan tâm
- 3 bài học đầu tư bất động sản lãi ổn định cùng tỷ phú Warren Buffett
- 5 cuốn sách đầu tư bất động sản “đáng đọc” mọi thời đại
- TOP 3 câu lạc bộ đầu tư bất động sản bạn nên tham gia
- Top 5 rủi ro đầu tư bất động sản được cập nhật mới nhất
- Nhu cầu bất động sản hiện nay: Hướng về nhu cầu ở, cho thuê
- Đất trồng cây lâu năm là gì? Đất cây lâu năm có được xây nhà không?
- Mua nhà hay thuê nhà ? Người linh hoạt sẽ chọn cái nào?
- Quy hoạch khu công nghệ cao quận 9 mới nhất
- Thông tin quy hoạch đường Vành Đai 2 Thủ Đức
- Bến Vân Đồn: Tâm điểm của thị trường bất động sản hiện nay